1 Phạm vi áp dụng……………………………………………………………………………………………………….. 5
2 Tài liệu viện dẫn ……………………………………………………………………………………………………….. 5
3 Thuật ngữ và ký hiệu………………………………………………………………………………………………….. 5
4 Thiết bị, dụng cụ………………………………………………………………………………………………………… 5
4.1 Giếng quan trắc mực nước ngầm ………………………………………………………………………. 5
4.2 Các hệ thống đo…………………………………………………………………………………………………. 6
4.3 Mật độ bố trí hệ thống quan trắc…………………………………………………………………………… 6
5 Quy trình lắp đặt………………………………………………………………………………………………………… 6
5.1 Lắp đặt hệ thống thiết bị đo áp lực lỗ rỗng bằng phương pháp khoan ………………………. 6
5.2 Lắp đặt hệ thống thiết bị đo áp lực lỗ rỗng bằng phương pháp ấn…………………………….. 10
5.3 Lắp đặt hệ thống bảo vệ hệ thống truyền tín hiệu……………………………………………………. 10
6 Quan trắc…………………………………………………………………………………………………………………. 11
6.1 Quan trắc áp lực nước lỗ rỗng……………………………………………………………………………… 11
6.2 Quan trắc mực nước ngầm…………………………………………………………………………………. 11
7 Biểu thị kết quả…………………………………………………………………………………………………………. 11
7.1 Các thông số cần xác định để tính toán…………………………………………………………………. 11
7.2 Báo cáo kết quả và biểu diễn kết quả……………………………………………………………………. 12
8 Kiểm tra và nghiệm thu………………………………………………………………………………………………. 12
8.1 Quy định……………………………………………………………………………………………………………. 12
8.2 Nghiệm thu qua các hồ sơ, tài liệu, nhật ký…………………………………………………………… 13
Phụ lục A (Tham khảo) Biểu ghi kết quả……………………………………………………………………… 14
Phụ lục B (Tham khảo) Minh họa thiết bị…………………………………………………………………….. 15
Phụ lục C (Tham khảo) Minh họa cấu tạo của các hệ thống thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng 16
Lời nói đầu
TCVN 8870:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Quy trình đo áp lực nước lỗ rỗng trong đất
Method for measurements of pore pressures in soil
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định sự biến đổi áp lực nước lỗ rỗng tại hiện trường đất tự nhiên trong xây dựng.
2 Tài liệu viện dẫn
– 22TCN* 259 : 2000, Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình.
3 Thuật ngữ và ký hiệu
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa và các ký hiệu sau.
3.1
Ống giếng (Tube wells)
Ống bằng nhựa hoặc thép cách với lớp đất xung quanh, phần dưới được nối với ống lọc, phần trên để lộ trên mặt đất. ống giếng nhằm dẫn hướng, bảo vệ ống dẫn khí hoặc dây điện truyền tín hiệu trong trường hợp cần thiết.
3.2
Ống lọc tiêu chuẩn (Standard pipe filter)
Thiết bị hình ống có lỗ lọc với kích thước và đường kính lỗ phù hợp cho từng loại đất tại vị trí cần đo.
3.3 ALNLR
Áp lực nước lỗ rỗng (Pore pressures)
3.4 MNN
Mực nước ngầm (Groundwater)
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Giếng quan trắc MNN
Bao gồm:
– Ống giếng bằng nhựa hoặc kim loại có đường kính không nhỏ hơn 50,8mm được nối lên mặt đất.
– Ống lọc (đầu lọc) có đường kính bằng đường kính ống giếng và được gắn vào phần đáy ống giếng.
– Nắp bảo vệ.
– Máy đo mực nước ngầm có độ chính xác đến 1 mm.
4.2 Các hệ thống đo
4.2.1 Hệ thống đo áp lực nước lỗ rỗng loại hở
– Các lỗ khoan được khoan sâu đến các vị trí địa tầng cần quan trắc. Sau đó đầu lọc được đặt tại cao độ thiết kế.
– Hệ thống dựa theo nguyên lý nước có áp trong ống giếng sẽ giảm dần theo thời gian, từ đó tính được sự biến đổi của ALNLR.
– Máy đo mực nước trong ống giếng (xem hình tại Phụ lục B).
4.2.2. Hệ thống đo áp lực nước lỗ rỗng loại kín
4.2.2.1 Đầu đo loại khí nén: – Đầu đo đặt trong một ống nhựa hoặc thép không gỉ với một đầu mở rỗng bằng gốm, nhựa hoặc kim loại để cho nước tới được màng ngăn của đầu đo. – Hai đường dẫn khí bằng nhựa đường kính nhỏ sẽ được nối với đầu đo. – Để vận hành đầu đo, cần sử dụng một nguồn cung cấp khí nén, khí nén trong chai hoặc khí đã được làm sạch (sạch và không ẩm). Khi lắp đặt cần lựa chọn đầu đo khí nén có công suất phù hợp để có thể đo được áp lực hiện có tại độ sâu của đầu đo cộng với áp lực nước lỗ rỗng dự kiến.
4.2.2.2 Đầu đo loại dùng điện: Thiết bị này bao gồm đầu đo có một màng ngăn đã được hiệu chỉnh (với một đầu đo ứng suất gắn kèm) gắn với một vỏ bọc thép không rỉ hoặc nhựa, có một mặt để nước đi vào qua một bộ lọc rỗng. Đầu đo ứng suất được gắn với màng ngăn có thể là loại điện trở hoặc loại dây rung. áp lực nước lỗ rỗng đo được bằng việc dùng một hệ thống ghi số liệu dùng điện tương thích với loại đầu đo ứng suất sử dụng.
CHÚ THÍCH 1: Tất cả các loại đầu đo nhất thiết phải được bão hoà nước trước khi đưa xuống vị trí đo.
4.3 Mật độ bố trí hệ thống quan trắc
– Theo tính chất công trình;
– Theo quy mô của công trình;
– Theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế kỹ thuật của Dự án.
Tải văn bản tại: BẢN WORD (.DOC) BẢN PDF (.PDF)