- Phạm vi áp dụng …………………………………………………………………………………………………………5
- Thuật ngữ và định nghĩa ……………………………………………………………………………………5
- Tóm tắt thử nghiệm …………………………………………………………………………………………5
- Thiết bị, dụng cụ …………………………………………………………………………………………….5
- Mật độ thử nghiệm…………………………………………………………………………………….…….6
- Cách tiến hành ………………………………………………………………………………………………6
- Biểu thị kết quả ………………………………………………………………………………………………7
- Tiêu chí đánh giá độ nhám …………………………………………………………………………………8
- Báo cáo thử nghiệm ……………………………………………………………………..………………….9
Phụ lục A (tham khảo). Báo cáo kết quả thử nghiệm đo độ nhám bằng phương pháp rắc cát…10
Lời nói đầu
TCVN 8866 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 278-01 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8866 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.
Mặt đường ô tô – Xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát – Thử nghiệm
Standard Test Method for Measuring Pavement Macrotexture Depth
Using a Volumetric Technique
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định trình tự đo độ nhám vĩ mô của mặt đường thông qua việc đo chiều sâu cấu trúc vĩ mô trung bình của mặt đường bằng phương pháp rắc cát.
1.2 Tiêu chuẩn này được dùng để kiểm tra nghiệm thu mặt đường mới hoặc để đánh giá chất lượng của mặt đường đang khai thác với loại có lớp mặt là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
2.1 Cấu trúc vĩ mô của mặt đường (Pavement Macrotexture):
Đặc trưng cho độ thô nhám giữa các hạt đá lộ ra trên mặt đường.
3 Tóm tắt thử nghiệm
Đong một lượng cát tiêu chuẩn bằng ống đong có thể tích xác định, đổ thể tích cát từ ống đong lên mặt đường đã được làm sạch và che chắn gió. Dùng bàn xoa bịt cao su có kích thước quy định để xoa cát thành mảng cát tròn liên tục lấy đầy các lỗ hỗng trên mặt đường cho ngang bằng với đỉnh của các hạt cốt liệu. Xác định đường kính trung bình của mảng cát, từ đó tính toán chiều sâu cấu trúc vĩ mô trung bình của mặt đường làm cơ sở đánh giá độ nhám.
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Vật liệu cát tiêu chuẩn : Là cát khô, sạch, tròn cạnh và có đường kính cỡ hạt nằm giữa hai cỡ sàng số No50 (0,15mm) và số No100 (0,30mm) và được đựng trong hộp kín.
4.2 Ống đong cát dùng để xác định thể tích của các vệt cát, bằng kim loại hoặc nhựa PC cứng, không bị biến dạng, có thể tích bên trong là 25 cm3, một đầu ống được bịt kín.
4.3 Bàn xoa (Hình 1): Là dụng cụ đáy hình tròn, bằng gỗ, đường kính từ (6,0 ÷ 7,5) cm dày từ (6,0÷10) mm. Mặt đáy của bàn xoa được gắn một lớp cao su mỏng dày khoảng 2mm, mặt trên có núm để cầm.
Hình 1 – Bàn xoa
4.4 Một bàn chải sắt cứng và một bàn chải lông mềm để quét sạch mặt đường trước khi rải cát.
4.5 Một thước dài 500 mm khắc vạch đến 1 mm để đo đường kính mảng cát.
4.6 Các tấm chắn gió thích hợp đặt trên mặt đường để che cho cát khi thí nghiệm không bị gió thổi hoặc luồng không khí xoáy do phương tiện giao thông chạy trên đường gây ra.
4.7 Một cân thí nghiệm có độ chính xác 0,1 g để kiểm tra thêm, đảm bảo lượng cát dùng cho các lần thí nghiệm không thay đổi về khối lượng.
4.8 Dụng cụ hướng dẫn giao thông (biển báo, côn dẫn hướng,….).
5 Mật độ thử nghiệm
5.1 Tiến hành thị sát mặt đường cần thử nghiệm, phân chia mặt đường thành những đoạn được xem là đồng nhất về tình trạng độ nhám mặt đường, về thời gian khai thác. Trên mỗi đoạn đồng nhất, chọn một đoạn đại diện có chiều dài tối thiểu 1000 m để đo độ nhám, thực hiện 10 điểm đo/1 làn xe/1 km.
5.2 Khi tuyến đường cần đánh giá không có cơ sở để áp dụng cách chia mặt đường thành những đoạn được xem là đồng nhất như nói ở trên thì có thể đo rải đều trên toàn tuyến với mật độ trung bình tối thiểu 10 điểm đo/1 làn xe/1km.
5.3 Trường hợp chiều dài đoạn đường nhỏ hơn 1 km thì vẫn đo tối thiểu 10 điểm /1 làn.
Tải văn bản tại: BẢN WORD (.DOC) BẢN PDF (.PDF)