Mục lục
1 Phạm vi áp dụng ……………………………………………………………………………………………………… 5
2 Tài liệu viện dẫn ……………………………………………………………………………………………………….. 5
3 Những yêu cầu đối với cấp phối thiên nhiên ……………………………………………………………….. 5
4 Yêu cầu thi công ……………………………………………………………………………………………………… 7
5 Kiểm tra nghiệm thu …………………………………………………………………………………………………. 9
6 An toàn lao động …………………………………………………………………… 10
Lời nói đầu
TCVN 8857:2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 304–03 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật .
TCVN 8857:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nhệ công bố.
Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên – Vật liệu, thi công và nghiệm thu
Natural Aggregate for Road Pavement Layers – Specification for Material, Construction and Acceptance
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, công nghệ thi công, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng vật liệu cấp phối thiên nhiên.
1.2 Tiêu chuẩn này quy định kỹ thuật với 4 loại vật liệu cấp phối thiên nhiên (ký hiệu là A, B, C và D) sử dụng để làm móng dưới mặt đường loại A1, A2; móng trên cho mặt đường loại A2; làm các lớp móng và mặt đường cho mặt đường loại B1, B2 và lớp gia cố lề của các lớp kết cấu áo đường theo quy định tại 22 TCN 211–06 .Căn cứ vào quy định kỹ thuật với từng loại vật liệu cấp phối thiên nhiên (Bảng 1 và Bảng 2), và phạm vi sử dụng mà lựa chọn loại vật liệu cấp phối thiên nhiên phù hợp, để tận dụng được nguồn vật liệu địa phương sẵn có.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn được ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có)
TCVN 7572–2:2006, Cốt liệu bê tông và vữa – Phương pháp thử– Phần 2: Xác định thành phần hạt.
TCVN 7572–12:2006, Cốt liệu bê tông và vữa – Phương pháp thử–Phần 12: Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn trong máy Los Angeles.
TCVN 4197–1995, Đất xây dựng – Phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo trong phòng thí nghiệm.
TCVN 8864:2011, Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét.
22 TCN 211–06*), Áo đường mềm – Các yêu cầy và chỉ dẫn thiết kế
22 TCN 333–06*), Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.
22 TCN 332–06*), Quy trình thí nghiệm Xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.
22 TCN 346–06*), Quy trình thí nghiệm Xác định độ chặt của nền, móng đường bằng phễu rót cát.
*) Các tiêu chuẩn ngành TCN sẽ được chuyển đổi thành TCVN
3 Yêu cầu đối với vật liệu cấp phối thiên nhiên
3.1 Vật liệu cấp phối thiên nhiên ở đây được hiểu là một hỗn hợp vật liệu dạng hạt có sẵn trong tự nhiên theo nguyên lý cấp phối, (hạn chế thấp nhất việc gia công nghiền).
3.2 Trường hợp sử dụng vật liệu cấp phối thiên nhiên làm lớp mặt của mặt đường loại B1, B2 thì trên lớp mặt này phải rải lớp bảo vệ bằng cát sạn có kích cỡ 3 mm–5 mm.
3.3 Thành phần hạt: thí nghiệm theo TCVN 7572–2:2006, Phần 2: Xác định thành phần hạt. Thành phần hạt của vật liệu cấp phối thiên nhiên phải nằm trong vùng giới hạn của đường bao cấp phối quy định ở Bảng 1.
Bảng 1 . Yêu cầu về thành phần hạt của vật liệu cấp phối thiên nhiên
Loại cấp phối |
Lượng lọt qua sàng (sàng mắt vuông), % khối lượng |
||||||
50,0 mm (2”) |
25,0 mm (1”) |
9,5 mm (3/8”) |
4,75 mm (NO4) |
2,0 mm (NO10) |
0,425mm (NO40) |
0,075mm (NO200) |
|
A |
100 |
– |
30–65 |
25–55 |
15–40 |
8–20 |
2–8 |
B |
100 |
75–95 |
40–75 |
30–60 |
20–45 |
15–30 |
5–20 |
C |
– |
100 |
50–85 |
35–65 |
25–50 |
15–30 |
5–15 |
D |
– |
100 |
60–100 |
50–85 |
40–70 |
25–45 |
5–20 |
3.4 Các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu: các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu cấp phối thiên nhiên được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2. Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu với vật liệu cấp phối thiên nhiên
Tên chỉ tiêu |
Mức |
Phương pháp thử |
||||
Móng dưới loại A1 |
Móng trên loại A2 |
Móng dưới loại A2 |
Móng loại B1, B2 |
Mặt loại B1, B2, gia cố lề |
||
1. Loại cấp phối sử dụng |
A, B, C |
A, B, C |
A,B,C,D |
A,B,C,D |
A,B,C,D |
|
2. Giới hạn chảy LL, %(*) |
≤ 35 |
≤ 25 |
≤ 35 |
≤ 35 |
≤ 35 |
TCVN 4197–1995 |
3. Chỉ số dẻo PI , %(*) |
≤ 6 |
≤ 6 |
≤ 6 |
≤ 12 |
Từ 9 đến 12 |
TCVN 4197–1995 |
4. CBR, %(**) |
≥30 |
≥ 80 |
≥ 30 |
≥ 30 |
≥ 30 |
TCN 332–06 |
5. Độ hao mòn Los Angeles, LA, % |
≤ 35 |
≤ 35 |
≤ 50 |
≤ 50 |
≤ 50 |
TCVN 7572–12: 2006 |
6. Tỉ lệ lọt qua sàng No 200/No40 |
≤ 0,67 |
≤ 0,67 |
≤ 0,67 |
Không yêu cầu |
≤ 0,67 |
TCVN 7572–2: 2006 |
(*) Xác định giới hạn chảy theo phương pháp Casagrande. Sử dụng phần hạt nhỏ lọt qua sàng lưới mắt vuông kích cỡ 0,425 mm để thử nghiệm giới hạn chảy, giới hạn dẻo. (**) CBR được xác định với độ chặt đầm nén bằng 98% độ chặt đầm nén cải tiến theo phương pháp D, ngâm mẫu 96 giờ theo tiêu chuẩn 22TCN 346–06. |
3.5 Cấp phối thiên nhiên không được có bã thực vật và sét cục.
3.6 Khi vật liệu cấp phối thiên nhiên khai thác ra mà không đạt các yêu cầu kỹ thuật nêu tại Bảng 1 và Bảng 2 thì phải cải thiện và lựa chọn biện pháp cải thiện sao cho thích hợp. Thường sử dụng các biện pháp cải thiện sau:
- Khi thành phần hạt nhỏ hơn hoặc bằng 2mm vượt quá giới hạn cho phép, phải sàng lọc bỏ bớt;
- Khi thành phần cấp phối thiếu cỡ hạt lớn hơn hoặc bằng 4.75mm, phải trộn thêm đá dăm hoặc sỏi cuội;
- Khi chỉ số dẻo lớn, phải trộn thêm một tỷ lệ cát hạt nhỏ hoặc trộn thêm vôi;
- Khi dùng cấp phối sông, suối không đạt chỉ số dẻo thì phải trộn thêm một tỷ lệ đất sét;
Khi có những hạt cốt liệu ≥50mm thì phải sàng loại bỏ hoặc nghiền vỡ chúng để lọt qua sàng 50mm.
Tải văn bản tại: BẢN WORD (.DOC) BẢN PDF (.PDF)