1.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐƯỜNG
ÔTÔ.
Hàng năm khối lượng vận chuyển hàng hóa không ngừng tăng lên, lượng xe
chạy càng nhiều, tỉ lệ xe nặng càng lớn, do đó đường sá và công trình trên đường càng
chịu tác dụng nhiều của tải trọng xe. Hơn nữa, các yếu tố khí hậu thường xuyên tác
dụng lên công trình đường sá làm cho chất lượng đường không ổn định theo các mùa
trong năm, tạo điều kiện cho việc phát sinh các hiện tượng biến dạng, hư hỏng.
Một vấn đề cơ bản cần lưu ý là không có một con đường nào tồn tại tốt được
vĩnh viễn dù đã được xây dựng đạt chất lượng cao. Những tuyến đường có lớp kết cấu
mặt đường ở cấp hạng cao cũng không thoát khỏi thông lệ này.
Có thể nói rằng, tất cả mọi con đường vừa mới làm xong đã bắt đầu suy giảm
chất lượng vì những tác hại cộng lại của cường độ vận chuyển và các nhân tố thiên
nhiên. Với khí hậu nhiệt đới và xích đạo, nhất là đối với các tuyến đường có lớp mặt
đơn giản chưa được xử lý bằng nhựa, quá trình suy giảm này thường diễn ra một cách
nhanh chóng. Chỉ có một sự quản lý cẩn thận, với sự chăm sóc liên tục mới cho phép
hạn chế quá trình suy giảm chất lượng trong những giới hạn có thể chấp nhận được.
Việc xem nhẹ vai trò của công tác bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô sẽ sớm hay
muộn phải trả giá bằng những chi phí lớn hơn rất nhiều vì phải sửa chữa lớn hoặc xây
dựng lại.
Một công trình nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) đã ước tính phải cần
90 tỷ USD là ít nhất để đủ chi phí cho sửa chữa và giữ gìn được hệ thống đường ô tô
của 85 nước đã vay nợcủa WB để làm đường (Hệ thống đưòng ô tô này chỉ kể đến
những tuyến đường chính yếu: 1.000.000 km mặt đường nhựa và 800.000 km mặt
đường chưa được xửlý bằng nhựa – tính đến 1985).
Trong hệthống đường ô tô của 85 nước kể trên, 1/4 các tuyến đường nhựa và
1/3 các tuyến đường chưa được xử lý bằng nhựa phải xây dựng lại vì chúng đã hư
hỏng tới mức chỉ còn có giải pháp này mà thôi. Chi phí xây dựng lại ước tính cần 45 tỷ
USD trong khi đó nếu được chăm sóc định kỳ chu đáo (và cũng có thể được tăng
cường khi cường độ vận chuyển tăng) sẽ chỉ tuỳ theo từng tuyến đường phải chi ít đi
từ ba đến năm lần, khoảng chừng gộp lại hết 12 tỷ USD, mà lại còn ngăn chặn được sự
lên giá của việc khai thác xe cộ; Ngoài ra 30% các tuyến đường nhựa của các nước kể
trên cần phải được tăng cường ngay hoặc trong vòng những năm rất gần đây. Chi phí
tích dồn lại của cả nhiệm vụ tăng cường và nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng thường xuyên
chu đáo sẽ tốn 40 đến 45 tỷUSD trong vòng 10 năm sắp tới, thành ra tổng cộng hoá
đơn chi trảsẽlên tới 90 tỷ USD. Nếu các nước nói trên không cải tiến cách quản lý
những hệthống đường ô tô của mình thì cuối cùng chi phí khôi phục lại sẽ dễ dàng
tăng lên gấp hai hoặc ba lần, và chi phí mà những người sử dụng đường ô tô phải trả
còn có thể tăng thêm hơn nhiều.
Những khiếm khuyết của công tác quản lý, bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô có
những tác hại nghiêm trọng hơn những khiếm khuyết của các lĩnh vực khác vì ba lý
do:
a) Tốn phí và nhu cầu về tài chính rất lớn. Ngoài ra, những tổn phí mà ngành
quản lý đường sá phải gánh chịu không thấm vào đâu so với tổn thất chung tổng cộng:
Những người sử dụng đường phải lái xe trên những đường xấu chịu những tổn thất lớn
hơn nhiều. Sau nữa, giá thành vận tải tăng cao, hạn chế sự liên kết các thị trường kinh
tế và làm giảm bớt sinh lực của các hoạt động phụ thuộc vào vận tải đường bộ.
b) Sự suy giảm chất lượng của đường ô tô tăng tốc độ theo thời gian. Hiện
tượng này làm cho người ta chưa kịp nhận thức được sự cần thiết của một đợt bảo
dưỡng sửa chữa thì tình trạng chất lượng đã suy giảm rõ rệt tới mức đòi hỏi phải khôi
phục lại hoặc làm lại đường với tổn phí lớn hơn nhiều. Vì vậy, điều rất quan trọng là
phải nhận biết được kịp thời nhu cầu cần sửa chữa.
c) Những đơn vị quản lý đường ô tô thường không phải gánh chịu những hậu
quảc ủa việc bảo dưỡng sửa chữa làm còn thiếu sót do không phải chịu sức ép từ phía
các tổ chức xã hội đòi hỏi phải cải thiện tình hình đường xá.
Vì thiếu những luồng dư luận đòi hỏi và chưa lường hết được tính chất nghiêm
trọng của bài toán, cho nên ở nhiều nước nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng không được
chiếm một thứ bậc cao trong các mục tiêu của ngân sách.
Công trình nghiên cứu này của Ngân hàng thế giới cho thấy một bức tranh bi
thảm về những hậu quảcủa việc xem nhẹ vai trò của công tác quản lý, bảo dưỡng sửa
chữa đường ô tô.
Ở một số nước đang phát triển hiện nay đang tái diễn cái vòng luẩn quẩn sau:
– Nhờ vốn vay nước ngoài để làm mới;
– Để chất lượng suy giảm đến mức hư hỏng trầm trọng vì thiếu sự bảo dưỡng sửa
chữa cần thiết;
– Lại phải làm lại hết sức tốn kém nhờ vào vốn nước ngoài.
Như vậy, điều quan trọng được đúc rút ra là cần phải phá vỡcái vòng luẩn quẩn
nguy hại này và phải dành những sựquan tâm, những khoản chi phí cần thiết để bảo
dưỡng sửa chữa hệthống đường ô tô của mình một cách đúng đắn.
Tải full tài liệu tại đây: DOWNLOAD NOW