– Sự phối hợp các yếu tố của tuyến nhằm:
- Tạo một tầm nhìn tốt, cung cấp đầy đủ thông tin cho người lái xe để kịp thời xử trí các tình huống;
- Tạo tâm lý tin cậy, thoải mái để người lái có một môi trường làm việc tốt, ít mệt nhọc và có hiệu suất cao;
- Tránh các chỗ khuất, các nơi gây ảo giác làm người lái phân tâm, xử lý không đúng;
- Tạo một công trình phù hợp cảnh quan, góp phần nâng cao vẻ đẹp của khu vực đặt tuyến.
– Các quy định trong điều 1 bắt buộc thực hiện đối với các đường có tốc độ thiết kế trên 80 km/h, khuyến khích thực hiện với đường có tốc độ thiết kế trên 60km/h và là định hướng cho đường các cấp khác.
– Khi thiết kế phải là ý thức thường trực của người thiết kế và trên thực tế là không đội giá xây dựng lên nhiều. Khi phí tổn gia tăng, phải xét hiệu quả vốn đầu tư.
– Các yếu tố trên bình đồ
- Trên bình đồ, tuyến đi nhiều đường cong bán kính lớn tốt hơn là đi đoạn thẳng dài chêm bằng các đường cong ngắn, tuyến đi lợi dụng địa hình (men bìa rừng, ven đồi, đi theo sông) tốt hơn là đi cắt, phải làm các công trình đặc biệt (tường chắn, cầu cạn…).
- Góc chuyển hướng nhỏ phải bố trí bán kính cong nằm lớn. Quy định xem Bảng 21
Bảng 21 − Bán kính cong nằm tối thiểu phụ thuộc vào góc chuyển hướng
Góc chuyển hướng, độ | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 8 | |
Bán kính đường cong nằm tối thiểu, m | Cấp I và cấp II Vtk ≥ 100km/h |
20 000 |
1 000 |
8 000 |
6 000 |
4 000 |
2 000 |
1 500 |
Các cấp khác | 10 000 | 6 000 | 4 000 | 3 000 | 2 000 | 1 000 | 800 |
– Khi thiết kế, cần tránh các thay đổi đột ngột:
- Các bán kính đường cong nằm kề nhau không lớn hơn nhau 2 lần;
- Cuối các đoạn thẳng dài không được bố trí bán kính cong nằm tối thiểu;
- Nên có chiều dài đoạn cong xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn chiều dài đoạn thẳng chêm trước nó.
– Khi đường có hai phần xe chạy chiều đi và chiều về tách biệt, nên thiết kế thành hai tuyến có nền đường độc lập, dải phân cách mở rộng để hoà hợp địa hình, có thể thiết kế thành hai nền đường riêng biệt, tiết kiệm khối lượng, công trình đẹp và ổn định hơn.
– Trên các đường cấp cao, khuyến khích nối tiếp các đường cong nằm bằng các đường clôtôit liên tục.
– Phối hợp bình đồ và mặt cắt dọc
- Tránh bố trí nhiều đường cong đứng trên một đoạn thẳng dài (hoặc đường cong nằm có bán kính lớn) để tránh tuyến có nhiều chỗ khuất. Để tuyến không quanh co, tránh bố trí nhiều đường cong nằm trên một đoạn tuyến phẳng.
- Nên thiết kế số đường cong nằm bằng số đường cong đứng và nên bố trí trùng đỉnh. Khi phải bố trí lệch, độ lệch giữa hai đỉnh đường cong (nằm và đứng) không lớn hơn 1/4 chiều dài đường cong nằm.
- Nên thiết kế đường cong nằm dài và trùm ra phía ngoài đường cong đứng.
- Không bố trí đường cong đứng có bán kính nhỏ nằm trong đường cong nằm để tránh tạo ra các u lồi hay các hố lõm. Nên đảm bảo bán kính đường cong đứng lõm (Rlõm) lớn hơn bán kính đường cong nằm (Rnằm).
– Sự kết hợp với cảnh quan
- Phải nghiên cứu kỹ các yếu tố địa hình và thiên nhiên của khu vực để kết hợp một cách hợp lý, không phá vỡ quy luật tự nhiên, tránh các công trình đào sâu đắp cao, tránh dùng các công trình đặc biệt.
- Quy định về dốc mái taluy (Bảng 24 và Bảng 25) xuất phát trên các nguyên lý cơ học của đất đá. Taluy có thể:
- Thay đổi phù hợp với dốc ngang thường gặp trên địa hình;
- Có gọt tròn ở đỉnh taluy và mở rộng ở hai đầu taluy;
- Các taluy thấp dưới 1 m, do không tốn nhiều khối lượng nên làm dốc 1:4 ~ 1:6 và có gọt tròn đỉnh và chân taluy;
- Taluy cao nên làm bậc thềm. Bậc thềm tạo ổn định cho taluy, làm chỗ chắn nước xói taluy và nên trồng cây bụi.