Phong thủy có rất nhiều môn phái nhưng trong chủ đề này chúng ta chỉ bàn đến Bát trạch
và Huyền không mà thôi. Thẩm Thị Huyền không học đề cập đến 3 phái Phong thủy đó là:
Phái Loan đầu: Là phái dựa vào hình thể xung quanh và trong nhà chẳng hạn như khi chúng ta
nghe nói rằng giường không nên đặt cản lối đi của cửa phòng… Phái này không luận về sự
hợp hay không giữa người và nhà mà cũng không luận đến sự liên hệ giữa sự tốt xấu của căn
nhà với thời gian.
Phái Bát trạch: Lập ra liên hệ Phong thủy giữa nhà và người nhưng không chú ý đến sự liên hệ
với thời gian. Vì vậy mà các phương pháp Phong thủy Bát trạch chỉ được dùng trong chủ đề
này để bổ túc cho các phương pháp Phong Thủy của phái Huyền không.
Phái Huyền không: Tin tưởng nơi sự hên xui giữa nhà, thời gian và hình thể đất đai, sông núi
xung quanh nhà nhưng không để ý đến liên hệ giữa người và nhà.
Các phương thức của phái Loan đầu không được đề cập tới trong chủ đề này nhưng các
phương thức này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng của căn nhà vì vậy mà chúng ta
không nên coi thường.
1. Cung và hướng:
Phong thủy về nhà cửa phân biệt trong nhà (nội thất) và xung quanh nhà (ngoại thất). Từ trung tâm
căn nhà, người ta vẽ ra 8 vùng như các múi của một trái cam. Các vùng này là 8 vùng dựa theo 8
hướng Bắc, Ðông bắc, Ðông, Ðông nam, Nam, Tây nam, Tây và Tây bắc. Trong ngôn ngữ Phong thủy
người ta gọi đó là 8 cung hoặc 8 phương vị.
Các quẻ Càn, Khảm, Cấn … ghi trong hình vẽ này là dựa theo thuyết Phong thủy cổ truyền đặt căn
bản trên Hậu Thiên Bát Quái. Nên người ta còn gọi các cung này bằng tên của các quẻ như cung Càn
thay vì cung Tây bắc.
Các lằn phân chia cung trong nhà này có thể kéo dài ra ngoài căn nhà và từ đó trở thành các cung bên
ngoài căn nhà. Ðiều đáng quan tâm là chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa cung (cung vị) và hướng
vì cung là tượng trưng cho vị trí chứ không tượng trưng cho hướng mà vị trí này được phân chia dựa
trên hướng nên người ta lấy tên hướng mà đặt cho cung tạo ra sự lẫn lộn giữa cung và hướng.
Như trong hình vẽ trên đây thì cửa chính của căn nhà nằm trên vị trí Ðông – Chân của căn nhà nhưng cửa nhà lại hướng về phía Ðông ở góc 106 độ so với hướng Bắc từ trường. Cửa sổ phía trước nhà này nằm ở cung Ðông nam – Tốn và quay về cùng một hướng với cửa
chính của căn nhà tức là quay về hướng Ðông ở góc độ 106 so với hướng Bắc từ trường.
Hướng Bắc từ trường là hướng Bắc được đo bằng kim chỉ nam (compass) trong khi hướng Bắc thực của trái đất thì lại lệch qua bên một chút. Khoa Phong thủy dựa trên hướng Bắc từ trường. Chúng ta
cũng nên biết rằng hướng Bắc từ trường lại sai lệch mỗi năm một chút tùy theo vị trí của chỗ đó trên trái đất khiến cho sự đo hướng trở thành một vấn đề quan trọng cần để ý.
Trung tâm của căn nhà lại có nhiều cách để xác định nhưng một chút sai lạc về vị trí trung tâm không làm thay đổi đáng kể trên phương diện phong thủy vì chúng ta ai cũng muốn bài trí xa các biên giới giữa các cung cho chắc ăn.
Các phương pháp định vị trí trung tâm (còn gọi là điểm lập cực) thường được dùng là:
1. Đối với các nhà có hình chữ nhật hay hình vuông thì giao điểm 2 đường chéo là trung tâm
căn nhà.
2. Ðối với các căn nhà bị khuyết một góc nhỏ hơn 1/3 cạnh căn nhà thì lại coi như là chỗ
khuyết này không bị khuyết và từ đó tìm điểm trung tâm.
3. Ðối với căn nhà có chỗ bị dư ra nhỏ thì lại coi như là phần dư này không có…
4. Chúng ta cũng có thể vẽ căn nhà nhìn từ trên xuống ra giấy rồi dán vào một miếng giấy cứng.
Sau đó cắt miếng này theo đường tường quanh nhà rồi từ đó tìm trọng tâm của miếng này,
điểm trọng tâm này là trung tâm căn nhà.
Sau khi định được hướng chính Bắc từ trường là 0 độ thì, từ trung tâm căn nhà, các cung sẽ bị giới
hạn như sau đây:
Bắc: từ 337.5 tới 22.5 độ.
Ðông bắc: từ 22.5 tới 67.5 độ.
Ðông: từ 67.5 đến 112.5 độ.
Ðông nam: từ 112.5 đến 157.5 độ.
Nam: từ 157.5 đến 202.5 độ.
Tây nam: từ 202.5 đến 247.5 độ.
Tây: 247.5 đến 292.5 độ.
Tây bắc: 292.5 đến 337.5 độ.
Dựa theo phương pháp Phong thủy cổ truyền xưa nay thì trên hình vẽ vừa rồi có ghi ý nghĩa, Ngũ
hành (kim hay mộc hay…), màu sắc đại diện các Ngũ hành này và hình dạng của các vật đại diện cho
Ngũ hành này như: Hướng Tây bắc là quẻ Càn, là cung Quý nhân, ảnh hưởng đến người cha trong
gia đình và cũng ảnh hưởng đến quyền lực, thuộc Kim, các vật hình tròn hay màu trắng được coi
như tượng trưng cho hành Kim.
2. Hướng và tọa của một căn nhà
Chúng ta thường chỉ để ý đến hướng cửa chính để chọn mua nhà dựa theo 8 hướng Bát trạch của
mệnh quái của chủ nhà chứ không biết gì về hướng nhà. Thật ra theo phái Huyền Không học thì hướng
nhà và hướng cửa chính không phải là một. (về cách định hướng trong Phong Thủy, cần phải lấy hướng
nhà làm chính, hướng cửa chỉ để phối hợp mà thôi).
Sau đây là một số phương pháp định hướng nhà:
Phong thủy theo phái Bát trạch thì lấy cửa chính làm hướng nhà. Tuyến vị đối diện là tọa. Tọa ở
phương nào thì lấy phương đó làm chuẩn. Thí dụ căn nhà có hướng Ly thì tọa ở phương Khảm, từ
đó gọi là Khảm trạch rồi dùng 8 phương Bát trạch đã sắp đặt cho Khảm trạch mà ứng dụng.
Nhưng theo sách “Bát trạch Minh kính” thì nhà phải lấy hướng nhà làm chuẩn. Phương pháp được
coi như chính thống nhất là “lấy Dương làm hướng” như sau đây:
Theo cách kiến trúc thời xưa thì sau cửa lớn lại có một sân lớn, sau sân lớn này là đại sảnh (tương
đương với phòng khách hiện đại). Sân lớn này gọi là Thiên tỉnh mà trong Phong thủy chúng ta gọi là
Minh đường. Như vậy Minh đường là khoảng đất trống trước nhà. Các nhà Phong thủy cho rằng
Minh đường thuộc Hư vì Hư là trống không thuộc Dương (trong khi Thực thuộc Âm). Như vậy hướng
quay về khoảng trống không xung quanh nhà là hướng nhà tức là ý nghĩa lấy Dương làm hướng.
Trong cách sắp đặt nhà cửa trong thời đại chúng ta thì Minh đường là vùng trống trải quanh nhà như:
Biển, sông, hoa viên, ao hồ, hồ nước, sân vận động, bãi đậu xe… Như vậy hướng nhà quay về các nơi
này chính là hướng nhà và phương ngược lại là tọa (vườn trồng đầy cây lớn không được coi là Minh đường
vì không phải là vùng trống trải).
Thí dụ, trường hợp một căn nhà có mặt trước quay ra đường nhưng mặt sau lại quay ra bờ sông rộng
không có gì ngăn ở giửa thì hướng nhà là hướng quay ra bờ sông vì sông là khoảng trống đáng kể
nhất mà nhà giáp ranh.
Còn hướng cửa là hướng nhìn từ trong nhà ra cửa chính trên đường thẳng góc với khung cửa. Trong
khi đó cửa chính là cửa mà phần lớn mọi người dùng để vào nhà. Thí dụ như nhà có chỗ đậu xe bên
hông nên cửa hông được dùng để ra vào nhà còn cửa ở mặt tiền thì lại ít khi mở nên cửa hông được
coi là cửa chính.
3. Cách đo hướng:
Chúng ta dùng địa bàn thường hay la bàn để đo hướng. Nên chú ý là từ trường của nơi đo ảnh hưởng
rất nhiều đến sự chính xác của các dụng cụ này, mà khoa Huyền không đòi hỏi một sự chính xác rất
cao của góc của hướng nhà. Sự sai số một độ nhiều khi cho kết quả hoàn toàn sai trật.
Như vậy chúng ta phải đo nhiều lần, chỗ đo thay đổi (dời dụng cụ đo hướng đi khoảng nửa gang tay
có thể làm cho kết quả đo sai biệt rất nhiều) để có thể lấy được trị số nhiều lần đo được. Nên tránh
không để dụng cụ trên sàn nhà, đụng vách tường, cửa, dây điện… Cách tốt nhất là cầm dụng cụ trên
tay trong khi người đứng thẳng và đo cách xa ra các thứ xung quanh. Nhưng như vậy sẽ có kết quả
đo thiếu chính xác vì không chắc rằng dụng cụ đo có thật song song hay thẳng góc với tường hay
cửa. Nên dùng một miếng carton cứng hình chữ nhật có cạnh dài khoảng 6 hay 7 tất cập giữa dụng
cụ đo và tường hay cửa nhà để tạo ra khoảng cách với các vật này. Xin chú ý rằng tường nhà có rất
nhiều lúc không thật thẳng hay song song với hướng căn nhà nên tránh dùng tường để làm chuẩn.
Góc đo dựa trên căn bản hướng chính Bắc là 0 độ và độ tăng lên theo chiều kim đồng hồ. Chúng
ta sẽ đề cập sau đến cách gọi hướng nhà chẳng hạn như tọa Tý, hướng Ngọ kiêm Nhâm Bính 3 độ
nghĩa là gì và làm sao từ đó tính tốt xấu ở từng cung.
Khi chúng ta không chắc chắn về hướng nhà vì có thể là hướng này hay hướng khác thì nên dự đoán
căn nhà dựa theo những hướng này rồi so sánh kết quả của từng hướng một với những gì đã xảy ra
cho những người trong đó để từ đó xác định hướng nhà chính xác. Dĩ nhiên là không ai có thể làm
được sự so sánh này nếu đây là một căn nhà mới trong một khu hoàn toàn mới. Còn nếu căn nhà này
ở trong khu có nhà rồi thì ta có thể có cơ hội so sánh rồi.
Một vài trường hợp đặc biệt:
Chung cư: Chung cư là một tòa nhà lớn chia ra làm nhiều phần mà mỗi phần là một chủ, có thể mỗi chủ có cửa
cái trổ ra hành lang chung hay trổ riêng ra ngoài đường. Loại nhà này thì hướng cửa cái tùy thuộc
vào cửa cái riêng của mỗi nhà. Nhưng tọa và hướng thì lại phải dùng tọa và hướng của tòa nhà lớn
để tính tinh bàn theo khoa Huyền không rồi mới áp dụng tinh bàn này lên trên phần nhà của từng
chủ một.
(Tức là phần nhà của anh A cũng phải định tâm điểm, phân chia ra 8 cung mà mỗi cung đều có các
sao chiếu vào y như một nhà riêng biệt duy có cách tính sao là phải dựa theo tọa độ và hướng của toà
nhà chung lớn).
Vận sau khi ngăn phòng trở lại: Việc phá tường ngăn phòng trở lại không thay đổi bộ mặt căn nhà
nên không coi là một sự thay đổi lớn đủ để thay đổi vận của căn nhà này. Vì vậy mà tinh bàn tính theo
khoa Huyền không vẫn phải dựa theo năm nhà đã được cất.
Xây dựng thêm: Nếu phần xây dựng thêm trở thành phần chính của căn nhà thì vận nhà sẽ phải tính
theo vận lúc xây dựng thêm. Ngược lại vẫn tính theo vận lúc nhà đã được xây như trường hợp xây thêm
một căn phòng nhỏ ở phía sau nhà.