1 Phạm vi áp dụng……………………………………………………………………………………………………….. 5
2 Tài liệu viện dẫn…………………………………………………………………………………………………………. 5
3 Thuật ngữ, định nghĩa và các ký hiệu…………………………………………………………………………… 5
4 Nguyên tắc thi công neo…………………………………………………………………………………………….. 6
5 Neo và vật liệu thi công …………………………………………………………………………………………….. 7
5.1 Những yêu cầu của neo và vật liệu thi công…………………………………………………………… 7
5.2 Những yêu cầu thiết bị thi công…………………………………………………………………………….. 9
5.3 Thi công…………………………………………………………………………………………………………….. 10
6 Kiểm tra trong thi công và nghiệm thu sau khi neo xong………………………………………………… 17
6.1 Quy định chung………………………………………………………………………………………………….. 17
6.2 Kiểm tra…………………………………………………………………………………………………………….. 18
6.3 Nghiệm thu ……………………………………………………………………………………………………….. 18
6.4 Quan trắc, đánh giá và báo cáo kết quả ………………………………………………………………. 18
Phụ lục A (Tham khảo) Xác định tổn thất lực neo…………………………………………………………….. 21
Phụ lục B (Tham khảo) Các biểu mẫu kiểm tra và nghiệm thu…………………………………………… 22
Phụ lục C (Tham khảo) Các đặc trưng cơ học của một số loại thép cường độ cao……………… 29
Phụ lục D (Tham khảo) Một số loại kết cấu neo ứng suất trước 31
Lời nói đầu
TCVN 8870:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Thi công và nghiệm thu neo trong đất dùng trong công trình giao thông vận tải
Standard for contruction and acceptance ground anchors in traffic work
1 Phạm vi áp dụng
– Tiêu chuẩn này quy định công tác thi công và nghiệm thu neo gia cố ổn định mái dốc tại các công trình xây dựng giao thông vận tải. Tiêu chuẩn không đề cập đến những vấn đề chi tiết cụ thể cho từng loại neo.
– Ngoài các quy định của Tiêu chuẩn này, trong thi công và nghiệm thu neo còn cần phải tuân theo các Tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành có liên quan.
– Tiêu chuẩn này áp dụng cho thi công và nghiệm thu neo gia cố ổn định mái dốc chế tạo tại công trường, tại các nhà máy rồi vận chuyển lắp đặt tại hiện trường.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này
– TCVN 4506:1987, Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
– TCVN 6017:1995, Xi măng – Phương pháp thử – Xác định thời gian đông kết và độ ổn định.
– TCXDVN 271:2002, Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
– TCXDVN 327:2004, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.
– TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
– TCVN 6260:2009, Xi măng Poóc lăng – Yêu cầu kỹ thuật.
3 Thuật ngữ, định nghĩa và các ký hiệu
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa và các ký hiệu sau.
3.1
Neo trong đất (Ground anchor)
Kết cấu (gọi đơn giản là neo) có khả năng truyền tải trọng kéo được đặt vào lớp đất chịu tải. Kết cấu này về cơ bản gồm một đầu neo, chiều dài neo tự do (lõi neo) và bầu neo. Việc phân loại neo trong tiêu chuẩn này gồm:
– Neo thường: Là loại neo mà trong quá trình lắp đặt thanh lõi neo không được căng ứng suất trước. Đối với neo này, lõi neo có độ giãn đáng kể khi tải trọng tác dụng, do vậy chuyển dịch của đầu neo sẽ tương đối lớn khi sức chịu tải của neo được huy động tối đa. – Cấu tạo của neo thường: Lõi neo thường là một thanh thép cường độ cao, lắp đặt theo một độ nghiêng nào đó, độ sâu của neo được thiết kế sao cho đủ khả năng chịu tải trọng truyền lên nó từ kết cấu chính. Lực căng của neo là lực cần thiết để cân bằng giữa neo và kết cấu liên quan, giữa neo với nền đất để đảm bảo sự dịch chuyển của kết cấu và nền đất xung quanh được giữ ở mức độ cho phép. Bầu neo là phần kết cấu truyền tải trọng kéo của neo lên đất nền xung quanh chịu lực ứng suất của đất nền bao quanh. Độ dài của neo phụ thuộc vào kết cấu tường và kết cấu nền chứa neo.
– Neo ứng suất trước: Là loại neo mà khi lắp đặt lõi neo cáp đã được căng ứng suất trước. Để giảm bớt sự chuyển dịch của đầu neo tới mức có thể chấp nhận được, neo đất thường được tạo ứng suất trước bằng cách kéo trước neo đất về phía kết cấu. – Cấu tạo của neo ứng suất trước: Cấu tạo của một neo ứng suất trước cũng bao gồm cấu hình cơ bản như trên. Lõi neo là một bó cáp cường độ cao được căng kéo ứng suất khi lắp đặt.
3.2
Đầu căng kéo (Division stretched)
Bộ phận của tổ hợp đầu neo để gắn dây neo vào đầu neo.
3.3
Độ bền đặc trưng (Reliability features)
Gồm hai loại: Giá trị độ bền khối lập phương của vữa hoặc bê tông (fcu) và giá trị tải trọng giới hạn của dây neo căng trước (fpu).
3.4. Dão (Creep)
Chuyển dịch của bất cứ các điểm nào của bầu neo theo thời gian dưới lực của dây neo không đổi.
CHÚ THÍCH 1: Dão có thể xảy ra tại cả hai dạng tiếp xúc là vữa/dây neo và đất/vữa.
3.5 Mất bám dính (Loss of adhesion)
Sự mất dính bám kiểu dính và dính bám kiểu ma sát tại các tiếp xúc vữa/dây neo và đất/vữa.
3.6 Mở rộng (Expand)
Sự tăng cục bộ đường kính lỗ khoan của bầu neo.
CHÚ THÍCH 2: Còn được gọi là bầu mở rộng hoặc chuông.
3.7 Vữa xi măng (Grout)
Sản phẩm xi măng trộn với nước và thêm các chất độn như cát hoặc bột đá.
3.8
Hệ số an toàn (Safety coefficient)
Tỷ số giữa sức chịu tải giới hạn và tải trọng làm việc.
3.9
Ứng suất kéo vượt (Tensile stress exceeds)
Lực căng kéo vượt tải so với lực thiết kế (còn gọi là – siêu căng kéo).
Các ký hiệu
fpu fcu ft ƯST CĐC HRC Pk Po Pkv
|
Độ bền chịu kéo đặc trưng của dây neo Độ bền chịu nén đặc trưng của bê tông hoặc vữa Cường độ chịu kéo khi đứt của thép cường độ cao Viết tắt của từ “ứng suất trước” Viết tắt của từ “cường độ cao” Độ cứng của vật liệu (thép) Ứng suất kéo thiết kế của bó cáp neo Ứng suất ban đầu của bó cáp neo Ứng suất kéo vượt của bó cáp neo
|
kN MPa MPa
kN kN kN |
Tải văn bản tại: BẢN WORD (.DOC) BẢN PDF (.PDF)