1 |
Phạm vi áp dụng………………………………………………………………………………….. |
5 |
2 |
Tài liệu viện dẫn…………………………………………………………………………………… |
5 |
3 |
Thuật ngữ và định nghĩa……………………………………………………………………….. |
6 |
4 |
Tóm tắt phương pháp thử nghiệm…………………………………………………………… |
7 |
5 |
Thiết bị thử nghiệm …………………………………………………………………………….. |
7 |
6 |
Chế bị mẫu thử……………………………………………………………………………………. |
9 |
7 |
Cách tiến hành…………………………………………………………………………………….. |
9 |
8 |
Tính kết quả………………………………………………………………………………………… |
10 |
9 |
Báo cáo thử nghiệm …………………………………………………………………………….. |
11 |
10 |
Phụ lục A (tham khảo): Biểu mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm cường độ kéo khi ép chẻ…………………………………………………………………………………. |
12 |
Lời nói đầu
TCVN 8862:2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 73-84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8862:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.
Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên kết bằng các chất kết dính
Standard Test Method for Splitting Tensile Strength of Aggregate Material bonded by Adhesive Binders
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định trình tự thí nghiệm để xác định cường độ kéo khi ép chẻ (còn gọi là cường độ kéo gián tiếp) của vật liệu hạt liên kết bằng các chất kết dính.
1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mẫu thử hình trụ được chế bị trong phòng thí nghiệm hoặc các lõi khoan từ các lớp mặt đường.
1.3 Tiêu chuẩn này áp dụng chủ yếu cho các loại vật liệu hạt liên kết bằng chất kết dính hữu cơ: bê tông nhựa; hỗn hợp đá trộn nhựa; và cho các vật liệu hạt liên kết bằng chất kết dính vô cơ: cấp phối đá dăm (hoặc cấp phối thiên nhiên) gia cố với xi măng, với vôi; đất gia cố với xi măng, với vôi; cát gia cố với xi măng; bê tông xi măng dùng cốt liệu nhẹ, bê tông nghèo.
Đối với bê tông nặng thì áp dụng tiêu chuẩn TCVN 3120:1993 ”Bê tông nặng-Phương pháp thử cường độ kéo khi bửa”.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):
TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng – lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
TCVN 3120:1993, Bê tông nặng- Phương pháp thử cường độ kéo khi bửa.
TCVN 8860:2011, Bê tông nhựa- Phương pháp thử.
TCVN 8858:2011, Móng cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ô tô – Thi công và nghiệm thu. 22 TCN 246-98, Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ô tô *.
ASTM D6926, Practice for Preparation of Bituminous Specimen Using Marshall Apparatus (Phương pháp chế bị mẫu bê tông nhựa bằng thiết bị Marshall).
AASHTO T245, Standard Method of Test for Resistance to Plastic Flow of Bituminous Mixtures Using Marshall Apparatus (Tiêu chuẩn thử nghiệm xác định cường độ chống biến dạng dẻo của hỗn hợp bê tông nhựa bằng thiết bị Marshall).
ASTM C192, Standard Practice for Making and Curing Concrete Test Specimens in the Laboratory (Tiêu chuẩn chế bị và bảo dưỡng các mẫu thử bê tông trong phòng thí nghiệm).
ASTM C42, Standard Test Method for obtaining and Testing Drilled Cores and Sawed Beams of Concrete (Tiêu chuẩn lấy mẫu và thử nghiệm các lõi khoan và các mẫu dầm được cắt từ bê tông).
ASTM D5581, Standard Test Method for Resistance to Plastic Flow of Bituminous Mixtures Using Marshall Apparatus (6 inch-Diameter Specimen) (Tiêu chuẩn thử nghiệm xác định cường độ chống biến dạng dẻo của hỗn hợp bê tông nhựa bằng thiết bị Marshall (mẫu thử đường kính 6 inch).
ASTM D4013, Practice for Preparation of Test Specimens of Bituminous Mixtures by Means of Gyratory Shear compactor (Quy định kỹ thuật chế bị mẫu hỗn hợp bê tông nhựa bằng thiết bị đầm xoay).
ASTM D1632, Standard Practice for making and curing Soil – Cement compression and Flexure Test Specimens in the Laboratory (Tiêu chuẩn chế bị và bảo dưỡng các mẫu thử nén và uốn của đất gia cố xi măng trong phòng thí nghiệm).
ASTM D5102, Standard Test Method for Unconfined Compressive Strength of Compacted Soil-Lime Mixtures (Tiêu chuẩn thử nghiệm xác định cường độ nén không nở hông của hỗn hợp đất gia cố vôi đã đầm chặt).
AASHTO T134, Standard Method of Test for Moisture-Density Relations of Soil-Cement Mixtures (Tiêu chuẩn thử nghiệm xác định quan hệ dung trọng và độ ẩm của hỗn hợp đất gia cố xi măng).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Cường độ kéo khi ép chẻ (Splitting tensile strength)
Khả năng chịu kéo của mẫu vật liệu khi có một lực nén tác dụng đều dọc theo đường sinh của mẫu thử hình trụ, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường kính của hai đáy mẫu thử. Khi lực nén đạt đến trị số tối đa, mẫu thử hình trụ sẽ bị phá hủy theo mặt phẳng thẳng đứng do ứng suất kéo phát sinh vượt quá khả năng chịu kéo của vật liệu mẫu thử.
Cường độ kéo khi ép chẻ thường lớn hơn cường độ kéo dọc trục và nhỏ hơn cường độ kéo khi uốn của mẫu vật liệu.
Cường độ kéo khi ép chẻ còn được gọi là cường độ kéo gián tiếp, hoặc cường độ kéo khi bửa.
4 Tóm tắt phương pháp thử nghiệm
Một tải trọng nén tác dụng đều dọc theo đường sinh của mẫu thử hình trụ, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường kính của hai đáy mẫu thử. Tải trọng nén được tăng liên tục và đều với tốc độ biến dạng (hoặc tốc độ tăng tải) quy định (xem 7.5) cho đến khi mẫu trụ bị phá hủy. Tải trọng tương ứng với trạng thái mẫu bị phá hủy được ghi lại và dùng để tính cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu thông qua các kích thước của mẫu trụ.
Tải văn bản tại: BẢN WORD (.DOC) BẢN PDF (.PDF)