1. Sửa chữa mặt đường cấp phối
* Nội dung:
* Kỹ thuật khôi phục mặt đường cấp phối:
- Làm sạch mặt đường: dùng chổi quét hoặc máy thổi bụi.
- Xới mặt đường cũ: bằng máy san hoặc bừa đĩa.
- Vận chuyển, rải vật liệu mới, tưới ẩm đảm bảo đạt độ ẩm tốt nhất.
- San rải và tạo mui luyện.
- Lu lèn: dùng lu 5~8T lu từ mép đường vào giữa, các vật lu chồng lên nhau 20~25cm. Kết thúc lu lèn khi lu đi qua không còn vệt bánh, không có hiện tượng làn sóng trước bánh lu.
- Rải lớp hao mòn và lớp bảo vệ.
Chú ý: Đối với mặt đường cấp phối có hiện tượng lượn sóng nên trộn vật liệu cấp phối với 25~30% đá dăm hoặc đá sỏi xay.
2. Sửa chữa mặt đường đá dăm
* Nội dung:
- Làm lại lớp hao mòn.
- Xới toàn bộ mặt đường cũ và thêm vào đá dăm mới với khối lượng 500m3/km (khi mặt đường có nhiều ổ gà, có nhiều chỗ không bằng phẳng, lượn sóng, vệt bánh,…)
* Kỹ thuật sửa chữa mặt đường đá dăm:
- Xới mặt đường cũ: chiều sâu xáo xới mặt đường cũ thường bằng chiều sâu ổ gà phổ biến nhất trên đoạn đường nhưng không nhỏ hơn 5cm.
Nếu chiều dày mặt đường đá dăm nhỏ hơn 10~12cm, không cần xới toàn bộ mà chỉ cần xới các điểm nhô cao trên mặt đường trên một vệt rộng 25cm dọc theo mép đường.
Chú ý: Khi xới nên tưới nước mặt đường với tiêu chuẩn 2 l/m2 để dễ xới và giảm bụi.
- Sàng bỏ bụi bẩn trong đá dăm vừa xới.
- San rải phần đá dăm sau khi loại bỏ bụi bẩn, rồi rải thêm đá dăm mới 25~40mm với tiêu chuẩn 5m3/100m2.
- San rải tạo mui luyện.
- Lu lèn bằng lu 8~10T lu 3~4 lượt/điểm. Quá trình lu, rải đá dăm chèn kích cỡ 15x25mm với tiêu chuẩn 1,15m3/100m2 và đá 5x15mm với tiêu chuẩn 0,75m3/100m2, đồng thời kết hợp với việc tưới nước, tiêu chuẩn từ 10~20l/m2.
Dấu hiệu nhận biết kết thúc lu lèn: Lu đi qua không để lại vệt hằn, đá dăm không di chuyển dưới bánh lu, không có hiện tượng lượn sóng dưới bánh lu.
Trước khi kết thúc lu lèn cần rải đá mạt hoặc cát hạt lớn liều lượng1~1,5m3/100m2 rồi lu lèn tiếp 2~3 lượt/điểm không tưới nước.