Phần I. Giới thiệu về công nghệ đinh đất
I.1 Công nghệ đinh đất (soil nailing):
Xây dựng các công trình để khắc phục những hậu quả do mái dốc gây ra như trượt đất, sạt lở đất đá đang được nghiên cứu và thi công tại nhiều quốc gia. Phương pháp sử dụng công nghệ “soil nailing” hay còn gọi là “đinh đất” thường được áp dụng để khắc phục hậu quả và ổn định độ dốc mái đất, thực hiện trên bề mặt mái của công trình giao thông như mái taluy đường, mái mố trụ cầu; công trình thủy lợi như mái đê, mái đập.
Biện pháp đào mở sườn tầng thi công theo phương pháp “top down” đã rút ngắn được thời gian thi công và giảm khối lượng đất đào. “Đinh đất” được thi công đúng thiết kế và kỹ thuật là một biện pháp ổn định mái dốc có hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, nhiều công nghệ mới dùng để gia cố và ổn định mái dốc các công trình đã được nghiên cứu và áp dụng, mang lại hiệu quả cao trong thực tế. Một trong các giả pháp công nghệ được sử dụng là công nghệ “soil nailing”. Đây là một công nghệ mới, được nghiên cứu từ đầu thập niên 60 của thế kỷ 20 ở châu Âu. Sau 50 năm kể từ khi công nghệ này ra đời, nó đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Pháp, Đức, Mỹ, Anh và nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hồng Kong, Trung Quốc, Malaysia, …trong các hạng mục công trình như gia cố mái ta-luy, mái đê, mái đập, mố trụ cầu, tường vây, đất đá bị phong hóa, mái hố móng công trình.
Tại Việt Nam, cho đến hiện nay các công nghệ sử dụng gia cố mái đất là công nghệ chống đỡ vách đất (tường chắn bê tông cốt thép, tường cọc ván cừ các loại đặc biệt và tường ván thép, cọc xi măng đất), công nghệ neo trong đất, neo ứng suất trước (còn được gọi là groud anchor). Khác với công nghệ neo đất vẫn quen dùng là việc sử dụng các neo đơn lẻ thi công neo vào đất hoặc neo kết hợp với tường vây để ổn định mái đất, công nghệ “soil nailing” là việc sử dụng các cọc vữa xi măng có cốt được đóng theo phương xiên vào trong các tầng đất và hệ cọc này được lên kết với nhau bằng hai lớp bê tông bề mặt tạo thành một bàn chông vững chắc ổn định mái đất.
Do tác dụng của neo chỉ nằm ở bầu neo, nhưng để tạo sự ổn định cho mái đất thì chiều sâu cắm neo thường phải rất lớn (do neo đất có cả phần dây neo và bầu neo), khi thi công có thể bị ảnh hưởng đến công trình lân cận. Trong khi đó, “đinh đất” thì có tác dụng trên toàn bộ chiều dài đinh, độ sâu cắm đinh không quá lớn vẫn đảm bảo giữ ổn định cho mái đất.
guy chop
cảm ơn bạn
rất hay, cảm ơn tác giả