Ngũ hành được dùng rất nhiều trong các lý luận của các môn cổ học Ðông phương mà Phong thủy
là một trong những môn đặt nền tảng trên các thuyết Ngũ hành nên sự hiểu biết đầy đủ về Ngũ hành trở nên rất quan trọng.
Trong văn minh cổ xưa của Á châu, người ta cho rằng vạn vật được cấu tạo bởi 5 nguyên tố chính
đó là Hỏa (lửa), Thổ (đất), Kim (kim loại), Thủy (nước) và Mộc (cây). Các nguyên tố này được áp
dụng trong các khoa như Ðông y, Phong thủy… một cách rất trừu tượng. Người ta dùng ý nhiều hơn
là thực thể của các nguyên tố này.
Trong thuyết Ngũ hành, các nguyên tố kể trên liên hệ mật thiết với nhau theo chiều tương sinh tức là
chiều nguyên tố này sinh ra nguyên tố nọ rồi nguyên tố nọ sinh ra nguyên tố kia… như sau đây:
• Mộc sinh Hỏa (vì đốt Mộc sẽ tạo ra Hỏa),
• Hỏa sinh Thổ (vì lửa đốt vật chất thành tro đất),
• Thổ sinh Kim (vì đào đất thì lại tìm thấy các chất kim loại),
• Kim sinh Thủy (vì đốt Kim thì kim loại chảy lỏng như nước),
• Thủy sinh Mộc (người ta dùng nước để trồng cây).
Cứ như là một nguyên tố là mẹ (chẳng hạn như Mộc) sinh ra nguyên tố kế tiếp là con (chẳng hạn như
Hỏa)… Như vậy, chúng ta cũng có thể suy ra một cách gián tiếp rằng năng lực (hay nguyên khí) của
nguyên tố mẹ sẽ bị hao mòn khi sinh ra và nuôi nguyên tố con. Sự suy diễn này rất quan trọng cho
chúng ta về sau trong cách ứng dụng Ngũ hành trong khoa Phong Thủy.
Chiều tương khắc trong Ngũ hành là:
Thủy khắc Hỏa (vì nước có thể làm tắt lửa nhưng lửa không diệt được nước),
Hỏa khắc Kim (lửa làm tan đi kim loại mà kim loại lại không làm gì được lửa),
Kim khắc Mộc (dao bằng kim loại có thể dùng để cắt cây),
Mộc khắc Thổ (cây hút đất để sống),
Thổ khắc Thủy (đất hút hết nước).
Thí dụ như trường hợp Thủy khắc Hỏa thì Thủy phải mất một phần năng lực của nó vì nó kình
chống Hỏa. Trong khi đó thì Hỏa cũng bị mất đi một phần năng lực để tự vệ.
Nhưng khi hành Mộc có mặt giữa Thủy và Hỏa thì, vì Hỏa là hành con của Mộc, nên được Mộc đưa
năng lực ra để nuôi con. Vì vậy mà Mộc mất đi năng lực nên hành mẹ là Thủy phải lấy năng lực ra
để nuôi và cứu giúp hành Mộc. Trong trường hợp này thì vì nuôi con là chức năng quan trọng nhất
của một hành nên Thủy không dùng năng lực của mình để khắc Hỏa mà lại gián tiếp nuôi hành Hỏa.
Như vậy tất cả năng lực của 3 hành đều tụ lại nơi hành Hỏa khiến cho hành này trở nên rất mạnh
trong khi các hành Thủy và Mộc mất đi hết sức hoạt động. Ðây là lý do tại sao ảnh hưởng của Thủy
và Mộc trong trường hợp này trở nên rất yếu đuối, không đáng kể.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy rằng sắp đặt Ngũ hành như vậy rất hoàn chỉnh vì nguyên tố nào cũng có
phận sự tạo ra nguyên tố khác và cũng được tạo ra bởi nguyên tố mẹ. Và cũng có khả năng tiêu hủy
hay bị tiêu hủy. Không có nguyên tố nào là độc tôn mà cũng không có nguyên tố nào yếu đuối cả.
Về màu sắc, màu đỏ đại diện cho Hỏa, vàng đại diện cho Thổ, màu kim loại đại diện cho Kim, màu
đen hay xanh dương đại diện cho Thủy và màu xanh lá cây đại diện cho Mộc.
Về hình dạng, hình có góc nhọn đại diện cho Hỏa, hình vuông và chữ nhật đại diện cho cho Thổ,
hình tròn đại diện cho Kim, hình cong uốn quanh co đại diện cho Thủy, hình dài đại diện cho Mộc.
Ðối với văn minh ngày nay thì những điều vừa trình bày ở trên có vẻ ngây ngô nhưng đó lại là căn
bản cho một nền tảng văn minh được tạo ra và chứng nghiệm bằng thực chứng qua bao nhiêu thế hệ
với thành quả tốt đẹp. Vì vậy mà học thuyết này được đứng vững như xưa bên cạnh khoa học của
Tây phương. Chúng ta cũng áp dụng những ứng dụng của thuyết tương sinh và tương khắc này vào
Y học và rất ngạc nhiên khi thấy các thuyết này rất đúng và đúng một cách khó hiểu, kỳ cục.
Như đã trình bày, các nguyên tố này được dùng một cách trừu tượng trong khoa học cổ truyền của
chúng ta nên mỗi nguyên tố có thể là dùng để diễn tả một tình trạng có tính chất của nguyên tố đó
như dùng Hỏa để diễn tả tính nóng nảy, dùng Thủy để diễn tả tính lạnh nhạt… Từ đó, khái niệm âm
dương được dùng để diễn tả tính chất động và tĩnh của mọi thứ. Phái nữ, lạnh, đất… thuộc về âm.
Trong khi phái nam, nóng, mặt trời… thuộc về dương.
Sự vận chuyển trong trời đất cần có sự hoà hợp giữa âm dương như khí nóng của trời đưa xuống đất
làm bốc hơi nước tạo thành mây rồi lại gặp lạnh cô đọng lại thành mưa rớt xuống đất… Vì vậy mà
trong quan niệm âm dương, sự hòa hợp âm dương thường được coi như hoàn mỹ vì âm dương hỗ trợ
lẫn nhau.
Chia sẻ hữu ích, thanks 😀